Trận đại hoả hoạn đau lòng tại Hà Nội ngày 12/9 vừa qua đã làm dấy lên nhu cầu trang bị dụng cụ và biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh các biện pháp PCCC truyền thống như: bình cứu hỏa, mặt nạ chống khói/phòng độc, chăn chống cháy…v.v… khai thác tính năng của các thiết bị nhà thông minh (smarthome) sẽ hỗ trợ rất tốt trong công tác PCCC, đặc biệt là cảnh báo kịp thời trên diện rộng.
1. Những biện pháp phòng cháy chữa cháy của nhà thông minh có thể hỗ trợ tăng lớp an toàn
Các vụ cháy gần đây thường được ghi nhận nguyên nhân do chập cháy điện, chủ yếu đến từ 3 tình trạng: sạc thiết bị điện qua đêm; tiêu thụ điện công suất lớn; hạ tầng điện xuống cấp. Vậy, các thiết bị nhà thông minh, smarthome sẽ hỗ trợ giải quyết tình trạng này như thế nào:
1.1 Hẹn giờ bật/tắt việc sạc điện bằng công tắc thông minh, ổ cắm thông minh
Xe đạp điện, xe máy điện, điện thoại, laptop…đều là những thiết bị phổ thông của người đi thuê trọ. Nhu cầu sạc điện lớn vào giờ cao điểm là rất khó tránh. Nhiều người thường xuyên cắm sạc xe đạp điện qua đêm dẫn tới nổ ắc-quy, gây cháy nhà xe và lan lên cả toà nhà.
Để khắc phục tình trạng này thực ra không hề khó. Mỗi vị trí sạc điện nên trang bị ổ cắm thông minh để hẹn giờ sạc điện theo nhu cầu. Đặc biệt, ổ cắm thông minh Vconnex có thể chạy lịch hẹn ngay cả khi mất kết nối internet, do lịch hẹn được lưu tại ổ cắm. Thiết bị cũng có tính năng ngắt ngay khi phát hiện rò điện và cảnh báo còi, đèn và cảnh báo từ xa qua app. Bạn có thể ngắt sạc từ xa nếu nhận được cảnh báo này. Chủ nhà trọ có thể quy định lịch sạc điện cho các căn hộ, mỗi ổ cắm thông minh chống rò điện có thể lưu được 10 lịch hẹn.
1.2 Cảnh báo ngay khi rò điện, quá tải, quá dòng. Phát hiện quên và tắt điện từ xa phòng chống sự cố
Quá trình xuống cấp của hạ tầng điện không diễn ra ngay, mà từ từ và ngấm ngầm…cho đến khi tai nạn điện xảy ra. Việc sử dụng thiết bị nhà thông minh sẽ kéo dài tuổi thọ của hạ tầng điện, hạn chế những tai nạn thương tâm xảy ra. Ví dụ:
- Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh cảnh báo ngay khi quá tải, quá dòng qua điện thoại cho mọi thành viên.
- Hệ thống hẹn giờ và điều khiển từ xa sẽ tránh việc bỏ quên khiến thiết bị điện hoạt động liên tục.
- Kịch bản thông minh sẽ tự động tắt bớt thiết bị công suất cao khi có cảnh báo công suất.
1.3 Cảnh báo liên gia ngay lập tức trên diện rộng toàn khu phố khi phát hiện hỏa hoạn
Ngoài việc phòng ngừa một số nguyên nhân gây cháy nổ do điện, mỗi khu phố có thể thiết kế giải pháp PCCC liên gia với thiết bị smarthome. Hiện nay, nhiều tổ liên gia đã và đang áp dụng giải pháp này nhờ sự tiện lợi, không cần đi dây phức tạp và hiệu quả cao.
Theo đó, mỗi gia đình sẽ được trang bị 1 công tắc thông minh. Các công tắc thông minh trong mỗi nhà này sẽ được liên kết với nhau qua sóng không dây, đóng vai trò như một nút bấm cảnh báo cấp tốc. Ngay khi một gia đình phát hiện sự cố cháy nổ, sẽ bấm nút. Lập tức chuống báo cháy của khu phố sẽ kêu, đồng thời cảnh báo đến điện thoại của tất cả các thành viên trong khu phố, bao gồm cả những người đang ở xa.
Việc cảnh báo kịp thời trên diện rộng có vai trò rất lớn trong công tác chữa cháy và phòng ngừa thiệt hại. Người dân sẽ kịp thời di tản cũng như hỗ trợ dập cháy.
1.4 Tự động kích hoạt kịch bản phòng cháy và chữa cháy thông minh
Kịch bản chữa cháy cơ bản cấp độ hộ gia đình cũng có thể được thiết lập từ các thiết bị nhà thông minh. Sau đây là một số kịch bản gợi ý:
- Cảm biến phát hiện khí gas rò rỉ -> Gửi cảnh báo về điện thoại cho mọi thành viên trong nhà, đồng thời kích hoạt hệ thống PCCC gia đình -> Còi hú to + Phát loa cảnh báo + Bật quạt thông gió hút bớt khí gas
- Cảm biến phát hiện khói bất thường -> Gửi cảnh báo về điện thoại cho mọi thành viên trong nhà, đồng thời kích hoạt hệ thống PCCC gia đình ->Còi hú to + Phát loa cảnh báo + Bật van nước tại khu vực phát hiện khói.
- Cảm biến phát hiện nhiệt độ cao quá 50 độ (có thể tuỳ chỉnh) -> Gửi cảnh báo về điện thoại cho thành viên liên quan, kích hoạt loa cảnh báo hoặc còi hú + Bật van nước tại khu vực nhiệt cao.
*Lưu ý: Kịch bản PCCC với thiết bị nhà thông minh sẽ tăng thêm lớp an toàn, cảnh báo và xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro, nhưng không thể thay thế các nghiệp vụ PCCC chuyên nghiệp.
2. Trang bị hệ thống nhà thông minh hỗ trợ phòng cháy và chữa cháy chi phí bao nhiêu?
Một sự thật khá đau lòng là nhu cầu mua các thiết bị phòng chữa cháy sẽ dâng cao khi có tin tức hoả hoạn. Nhưng khi tin tức lắng xuống thì sự bàng quan hoặc trì hoãn lại hiện hữu. Dường như nhu cầu trang bị các thiết bị PCCC lại nguội lạnh do nhiều người có tâm lý mua về có thể để không, chưa chắc đã dùng.
Mặt khác, đối với các thiết bị nhà thông minh, người dùng có thể khai thác được đa tính năng tiện ích như:
- Hẹn giờ, điều khiển từ xa việc hoạt động của các thiết bị điện trong nhà, tránh lãng phí điện.
- Thiết lập các ngữ cảnh thông minh tiện lợi, đặc biệt với nhà cao tầng, nhà rộng.
- Điều khiển bằng giọng nói, nút nhấn tiện lợi, phù hợp với nhà có trẻ con, người già, người khó khăn di chuyển.
- Thiết lập giải pháp an ninh, an toàn điện, an toàn PCCC thông minh. Với nhà thông minh Vconnex, giá trị đầu từ rất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại nhu cầu.
Với biện pháp phòng cháy chữa cháy liên gia, giá trị đầu tư có thể chỉ ~1.000.000đ/hộ cho nút bấm cảnh báo. Với các hộ gia đình, để sử dụng trọn vẹn tính năng thông minh của Smart Home, giá trị đầu tư chỉ từ 14.000.000đ.
*Lưu ý: PCCC với thiết bị nhà thông minh sẽ tăng thêm lớp an toàn, cảnh báo và xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro, nhưng không thể thay thế các nghiệp vụ PCCC chuyên nghiệp.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Giải pháp PCCC nhà thông minh