Lưu ý khi cấu hình và lắp đặt cảm biến hiện diện Vconnex

Lưu ý khi cấu hình và lắp đặt cảm biến hiện diện Vconnex

Nội dung

Hướng dẫn lắp đặt cảm biến hiện diện Vconnex và cách cấu hình cảm biến phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cần lưu ý gì khi sử dụng? Bạn hãy xem chi tiết tại bài viết này nhé.

Vị trí lắp đặt cảm biến hiện diện

Cảm biến hiện diện AI của Vconnex có thể phát hiện chuyển động lên tới 8m với góc quét 100 độ giúp mở rộng phạm vi quét của sóng radar, được sử dụng linh hoạt cho cả những không gian rộng và hẹp khác nhau.

Có 2 vị trí lắp đặt cảm biến hiện diện Vconnex:

– Lắp cảm biến trên tường:

  • Chiều cao lý tưởng: Đặt cảm biến ở độ cao từ 1.6m đến 2m so với mặt đất. Đây là khoảng cách tối ưu để cảm biến có thể bao quát không gian hiệu quả, để góc quét được phủ rộng nhất..
  • Vị trí lắp đặt: Nên lắp đặt cảm biến ở giữa bức tường của không gian cần giám sát. Điều này giúp tối ưu hóa phạm vi quét, đảm bảo cảm biến có thể “nhìn thấy” toàn bộ khu vực.

Lắp cảm biến hiện diện gắn tường

Lắp trên trần:

  • Chiều cao lắp đặt: Lắp đặt cảm biến ở độ cao từ 2.7m đến 3m. Vị trí này giúp cảm biến có tầm nhìn bao quát xuống toàn bộ không gian bên dưới.
  • Phạm vi phát hiện: Với bán kính phát hiện tối đa 3m và góc quan sát rộng 100 độ, cảm biến có thể giám sát toàn diện khu vực bên dưới, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ sự  hiện diện nào.

Lắp cảm biến hiện diện gắn trần

*Lưu ý: Cảm biến sẽ bị giới hạn khả năng phát hiện trong khoảng cách từ 0-50cm tính từ cảm biến về phía trước (điểm mù của cảm biến). Vì vậy, không nên gắn cảm biến quá sát vùng cần giám sát, dựa theo thông số trên.

Cấu hình cảm biến hiện diện trên ứng dụng Vhomenex

Chế độ kết nối và làm việc:

– Chế độ kết nối: Cảm biến hiện diện Vconnex hỗ trợ 2 giao thức kết nối là Wi-Fi và Bluetooth Mesh. Vì vậy, người dùng có thể kết nối cảm biến trực tiếp tới mạng Wi-Fi có sẵn của gia đình hoặc tới Bộ điều khiển trung tâm/USB Converter Vconnex qua sóng Bluetooth Mesh.

– Chế độ làm việc: Sau khi kết nối thành công, người dùng lựa chọn chế độ làm việc của cảm biến theo chế độ gắn trần hoặc gắn tường, tùy theo vị trí lắp đặt thực tế. Để đảm bảo thiết bị hoạt định tốt nhất, cần lưu ý mỗi chế độ sẽ có những yêu cầu về khoảng cách lắp đặt riêng như đã nêu phần trên.

Trường hợp muốn thay đổi chế độ: Truy cập phần Chi tiết thiết bị và chọn lại chế độ làm việc mong muốn.

Cấu hình và lắp đặt cảm biến hiện diện

Quản lý vùng cảm biến hiện diện:

Theo chế độ làm việc người dùng đã lựa chọn bên trên, giao diện hiển thị của cảm biến trên ứng dụng sẽ khác nhau như 2 hình bên dưới. Tuy nhiên, về thao tác tạo vùng cho cảm biến sẽ không khác nhau. Cảm biến hiện diện Vconnex hỗ trợ tối đa 01 vùng phát hiện, 10 vùng cảnh báo và 10 vùng nhiễu.

Lựa chọn vùng giám sát

Các vùng được hiểu cơ bản như sau:

  • Vùng phát hiện (màu xanh): Là tất cả diện tích vùng mà người dùng muốn cảm biến quét tới, có thể để mặc định theo cấu hình ban đầu hoặc tự giới hạn lại theo nhu cầu (có thể vẽ cùng phát hiện tối đa 8 điểm)
  • Vùng cảnh báo (màu vàng): Là vùng cụ thể mà người dùng muốn cảm biến giám sát và sau đó kích hoạt các kịch bản tự động theo nhu cầu
  • Vùng nhiễu (màu xám): Là vùng mà người dùng không muốn cảm biến giám sát, để hạn chế các tác nhân gây nhiễu như quạt, cổng cửa, rèm vải…

Ví dụ: Bên trong vùng phát hiện (tất cả không gian phòng khách) có thể cài đặt các vùng cảnh báo khác nhau (vùng sofa xem phim, vùng ghế bành ngồi đọc sách…) và các vũng nhiễu loại bỏ thiết bị gây nhiễu (vùng có rèm, vùng quạt trần…)

Để thực hiện thêm biểu tượng nội thất vào ứng dụng Vhomenex, tương tự như môi trường thực tế. Tại màn hình thiết bị chúng ta chọn Quản lý vùng > Biểu tượng và chọn lựa biểu tượng phù hợp.

Đặt icon cho vùng giám sát

Tự học môi trường:

Chế độ tự học môi trường là quá trình tự động loại bỏ các tác nhân gây nhiễu trong môi trường nhờ ứng dụng công nghệ AI. Quá trình này thường mất từ 20 đến 60 phút, tùy thuộc vào chế độ lắp đặt của cảm biến.

Truy cập Chi tiết thiết bị > Tự học môi trường > Chọn Bắt đầu và chờ cảm biến tự học.

*Lưu ý: Trong suốt quá trình tự học môi trường, các tính năng khác của cảm biến sẽ không hoạt động.

Tiến hành quét vùng cần giám sát khi lắp đặt cảm biến hiện diện

Các vấn đề thường gặp và lưu ý khi sử dụng cảm biến hiện diện

Lắp cảm biến tại vị trí không phù hợp:

Cảm biến hiện diện Vconnex nên lắp đặt trong khoảng độ cao 1.6-2m với chế độ gắn tường và 2.7-3m với chế độ gắn trần để đạt hiệu quả tốt nhất. Các khoảng cách khác  ngoài điều nêu trên có thể không đạt hiệu quả như mong muốn.

Cảm biến báo ảo dù không có người:

Cảm biến hiện diện sử dụng sóng radar mmWave, có thể phát hiện các chuyển động rất nhỏ, ngoài ra các chuyển động của cánh quạt hay rèm cửa cũng có thể phát hiện cảnh báo. Để cảm biến cảnh báo chính xác, người dùng có thể tạo các vùng nhiễu tại vị trí các thiết bị gây nhiễu để loại bỏ báo động giả. Hoặc sử dụng dụng tính năng Tự học môi trường trên ứng dụng.

Cảm biến không nhận diện được ngay cả khi có người đứng sát:

Cảm biến sẽ bị giới hạn khả năng phát hiện trong khoảng cách từ 0-50cm tính từ cảm biến về phía trước. Vì vậy, không nên gắn cảm biến quá sát vùng cần giám sát để hạn chế hoạt động của cảm biến.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Trở thành đối tác phân phối Vconnex

ĐĂNG KÝ

Nhận chính sách hợp tác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Sản phẩm & Chính sách Vconnex

Vui lòng cho chúng tôi biết thêm về nhu cầu của bạn, Vconnex sẽ liên hệ và tư vấn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn bạn!