Thời gian gần đây, từ khóa “nhà thông minh” được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông. Xu hướng này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi có nên làm nhà thông minh không, liệu nhà thông minh có thực sự cần thiết? Chi phí làm nhà thông minh có xứng đáng để đầu tư, hay đây chỉ là một xu hướng nhất thời của những người có điều kiện?
Nhà thông minh thực chất là gì?
Nhà thông minh (Smart Home Solution) là sự thiết kế các thiết bị nhà thông minh (Smart Home Devices) theo nhu cầu của chủ nhà, nhằm kết nối và điều khiển các thiết bị điện trong nhà như đèn chiếu sáng, rèm cửa, bình nước nóng, Tivi, điều hòa…
Mục tiêu của việc lắp đặt nhà thông minh là mang đến cho chủ nhà sự an toàn, thoải mái, tiện lợi và tiết kiệm. Thông qua việc điều khiển các thiết bị điện thông minh từ xa trên điện thoại/máy tính bảng/PC, nhà thông minh có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, thậm chí là tự động hóa các kịch bản thông minh.
Cách đây hai mươi năm, việc căn nhà có thể “giao tiếp” với gia chủ như nhận lệnh từ giọng nói để mở nhạc, tự bật – tắt đèn nhờ cảm ứng thân nhiệt, hẹn giờ bật/tắt máy điều hoà qua điện thoại… thường chỉ xuất hiện trong phim. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, thị trường nhà thông minh đã thực sự phát triển, vượt mức 100 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2023, mức tăng trưởng đạt 27.07% mỗi năm. Chỉ tính riêng tại Anh Quốc, hiện đã có hơn 2,2 triệu nhà thông minh.
Hệ thống điện thông minh đang ngày một phổ biến ở nhiều trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở. Với chi phí thiết kế và lắp đặt ngày càng rẻ và mức độ phổ biến của công nghệ, nhà thông minh đang trên đà trở thành lựa chọn cho rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, việc có nên làm nhà thông minh ngay từ bây giờ hay không vẫn là băn khoăn của phần lớn người dân.
Những ưu điểm của nhà thông minh
Muốn trả lời câu hỏi có nên làm nhà thông minh hay không, trước hết ta nên tìm hiểu về loạt ưu điểm mà nhà thông minh này đem lại cho gia chủ.
Đảm bảo an ninh cho gia đình
Nhà thông minh có nhiều trang bị an ninh nổi bật: khoá thông minh (sử dụng cảm ứng vân tay, thẻ từ, mật mã…), cảm biến cửa thông minh với khả năng phát hiện trạng thái của cửa từ xa, camera AI giám sát trong và ngoài căn nhà có khả năng phát hiện chuyển động của người… Đây đều là những thiết bị thông minh giúp kích hoạt các kịch bản an ninh hay giám sát an ninh, để bạn yên tâm trong chính ngôi nhà mình.
Tiện nghi và an toàn trong sinh hoạt
Khi lắp đặt hệ thống điện thông minh, gia đình bạn sẽ trải nghiệm những tiện ích tự động hoá giúp cuộc sống trở nên thoải mái, tiện nghi và đặc biệt an toàn hơn hẳn so với khi chưa nâng cấp. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến:
- Chiếu sáng tự động theo chuyển động của người vào ban đêm, không lo té ngã khi di chuyển.
- Điều hoà được lập trình hoạt động dựa trên nhiệt độ tự nhiên tốt cho sức khỏe, tự động tăng nhiệt độ về đêm đến mức nhiệt lý tưởng.
- Giám sát trẻ nhỏ, người bệnh, thú cưng… từ xa thông qua camera AI.
- Tự động ngắt điện ổ cắm khi xuất hiện các nguy cơ rò điện dễ dẫn đến cháy nổ.
Tùy theo đặc điểm của mỗi hộ gia đình như số lượng thành viên, độ tuổi, nhu cầu cá nhân… gia chủ có thể thiết kế ngôi nhà thông minh theo ý muốn.
Tiết kiệm điện năng
Trái ngược với suy nghĩ công nghệ gây tiêu tốn năng lượng, nhà thông minh được đánh giá là giải pháp tiết kiệm điện tối ưu. Bạn có thể tận dụng hàng loạt ưu điểm liên quan đến tiết kiệm điện của smart home bao gồm:
- Đặt giới hạn ngưỡng tiêu thụ điện cho gia đình.
- Phát hiện và tự động ngắt điện các thiết bị vượt ngưỡng công suất, gây nguy hiểm và tiêu tốn năng lượng.
- Kiểm tra tiền điện theo thời gian thực.
- Tự động bật – tắt thiết bị khi không dùng đến.
Giải pháp tiết kiệm điện thông qua hệ thống điện thông minh là giúp các thiết bị hoạt động với hiệu năng cao, tránh lãng phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động lập kế hoạch tiêu thụ điện và thay đổi thói quen sinh hoạt của cả gia đình để tiết kiệm điện cùng nhà thông minh.
Một số hạn chế của việc lắp đặt nhà thông minh
Bên cạnh những ưu điểm, một số người dùng cũng ái ngại khi tìm hiểu về những hạn chế có thể gặp phải khi lắp nhà thông minh, trong đó, những điểm cần đặc biệt lưu ý như:
- Nhà thông minh được điều khiển bằng kết nối Internet, do đó việc đảm bảo đường truyền mạng cần được xem xét kỹ.
- Việc tiến hành lắp đặt có an toàn bảo mật (vân tay, mật mã…) có đảm bảo hay không đều phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp dịch vụ.
- Đối với người lớn tuổi, trẻ em không quen sử dụng công nghệ, làm quen với nhà thông minh có thể mất nhiều thời gian.
- Giá cả cho việc thiết kế, lắp đặt và mua sắm thiết bị tương đối cao.
Có nên làm nhà thông minh hay không?
Dựa vào những ưu điểm và hạn chế của công nghệ nhà thông minh, ta có thể trả lời được câu hỏi lớn của bài viết. Tất nhiên, việc có nên làm nhà thông minh hay không sẽ được quyết định dựa trên 3 yếu tố chính: nhu cầu của các thành viên trong gia đình, sự thuận tiện trong sử dụng hằng ngày và khả năng cập nhật của hệ thống.
Về nhu cầu sử dụng, nhà thông minh có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người:
- Giúp người độc thân hoặc các cặp đôi mới cưới dễ dàng quản lý nhà ở, ngay cả khi không có mặt tại nhà.
- Tạo ra môi trường tốt để quản lý và giáo dục con cái thông qua camera giám sát, kiểm soát thời gian xem TV hoặc chơi điện thoại…
- An toàn, an ninh trong sinh hoạt cho người lớn tuổi, người khuyết tật bằng hệ thống tự động.
Về sự thuận tiện, hiện nay nhà thông minh đã được tinh gọn về các phương thức điều khiển, đặc biệt ứng dụng điều khiển được trình bày dễ nhìn, dễ hiểu. Những thành viên khó thích nghi với công nghệ vẫn có thể tận hưởng được các tiện ích thông minh bằng thiết lập tự động hoá.
Có nhiều ý kiến cho rằng công nghệ thông minh tốn kém nhưng lại dễ lỗi thời. Tuy nhiên hiện nay hệ thống nhà thông minh có thể được nâng cấp và bổ sung thường xuyên, dễ dàng cập nhật tính năng mới từ xa để mọi thiết bị có thể sử dụng với trạng thái hiện đại và chất lượng nhất.
Do đó, tùy vào mức chi phí có thể bỏ ra và lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, các gia đình nên trang bị nhà thông minh.
Gợi ý tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ nhà thông minh uy tín
Nhà thông minh Vconnex tiên phong phát triển các giải pháp và sản phẩm Nhà thông minh hướng tới giải quyết các vấn đề thiết thực của người dùng như an toàn điện, tiết kiệm điện, an ninh thông minh,..Vconnex đã có chỗ đứng khá vững chắc trong thị trường nhà thông minh khi hai năm liên tiếp nhận giải thưởng Sao Khuê, 3 năm liên tiếp dành giải Smart City,…
Nhà thông minh Vconnex có năng lực cốt lõi nhờ nghiên cứu và ứng dụng IoT theo chuẩn toàn cầu, song song với sản xuất và phân phối các thiết bị điện thông minh “made in Vietnam”. Nhờ vậy, khách hàng có thể tìm thấy các gói thiết kế và lắp đặt nhà thông minh Vconnex dành cho chung cư, nhà phố, biệt thự… với giá chỉ từ 15.000.000 VNĐ. Vconnex quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, chú trọng tính ứng dụng của giải pháp, sản phẩm cũng như chính sách hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng.
Có thể thấy rằng nhà thông minh không phải là một xu hướng nhất thời tốn kém. Quyết định có nên làm nhà thông minh hay không tuỳ thuộc vào từng hộ gia đình và cần dựa trên nhu cầu sử dụng và những chi phí mà người dùng có thể chi trả.