Thi công nhà thông minh phức tạp không? Cần lưu ý tiêu chí gì?

Thi công nhà thông minh có phức tạp không Nên tự làm hay thuê đơn vị chuyên nghiệp

Nội dung

Thi công nhà thông minh là việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc lên giải pháp phù hợp với nhu cầu, có kiến thức cơ bản về điện và hệ thống kết nối mạng, lựa chọn thiết bị phù hợp với hạ tầng căn nhà và mức tài chính có thể đầu tư… Tuy nhiên, hiện vẫn có những khách hàng muốn tự tìm hiểu và tự lắp đặt cho căn nhà của mình. Vậy nên tự làm hay thuê đơn vị chuyên thi công? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên.

1. Nhà thông minh – Xu hướng tất yếu của nhà ở hiện đại

Nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống thiết bị thông minh, có khả năng tự động hóa và điều khiển từ xa thông qua smartphone hoặc giọng nói. Như một “cơ thể sống”, mọi thiết bị trong nhà thông minh đều có thể “giao tiếp” và phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Ví dụ, vào buổi sáng, rèm cửa sẽ tự động mở ra đón ánh nắng, hệ thống âm thanh phát những bản nhạc du dương đánh thức bạn.

mo-hinh-nha-thong-minh

Với nhà thông minh, gia chủ có thể dễ dàng kiểm soát các thiết bị trong nhà như: bật tắt từ xa hệ thống chiếu sáng, điều hòa, rèm cửa, bình nóng lạnh, giám sát từ xa camera an ninh,… mọi lúc mọi nơi. Nhà thông minh không chỉ mang đến sự tiện nghi tối ưu mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, nâng cao an ninh và tối ưu cuộc sống cho rất nhiều gia đình.

Ngày càng có nhiều gia đình Việt quan tâm và đầu tư lắp các giải pháp nhà thông minh để đưa vào căn hộ chung cư, biệt thự cao cấp. Các chủ đầu tư bất động sản cũng nhận thấy tiềm năng của thị trường này và đang tích hợp các giải pháp nhà thông minh vào các dự án mới. Nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu thường thắc mắc rằng: Thi công nhà thông minh có rắc rối hay ảnh hưởng đến hạ tầng sẵn có của nhà mình không? Hay nhà ở đã lâu có lắp thêm điện thông minh được không? Lắp điện thông minh có tốn kém không?

2. Thi công thiết bị thông minh đơn giản hay phức tạp?

Trên thực tế, quá trình thi công các thiết bị thông minh không quá phức tạp, xuất phát từ việc các thiết bị này đều được nghiên cứu, phát triển để phù hợp với mọi nhu cầu và không gian nhà ở, nên sẽ không đòi hỏi can thiệp, đục phá hạ tầng của ngôi nhà, như chỉ cần tháo mặt công tắc cũ, lắp mặt công tắc mới vào; các cảm biến không dây đều có thể gắn tiện lợi; các thiết bị khác cấp nguồn là xong. Không cần đi dây phức tạp hay cấu hình lằng nhằng. Thời gian lắp đặt nhanh chóng, chỉ 1-2 ngày là được bàn giao luôn.

Tuy nhiên, việc thi công cũng đòi hỏi người có kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cơ bản, từ việc lựa chọn thiết bị phù hợp, lắp đặt hệ thống điện, kết nối mạng, đến lập trình kịch bản hoạt động. Hay việc tính toán tạo các kịch bản tự động đơn giản và hiệu quả nhất theo nhu cầu của người dùng.

Để các thiết bị thông minh hoạt động ổn định và hiệu quả, hệ thống điện trong nhà cần được nâng cấp, đảm bảo đáp ứng đủ công suất và an toàn. Một số công tắc thông minh hiện nay yêu cầu có thêm dây mát để đấu nối. Tuy nhiên một số căn nhà xây mới hiện nay đặc biệt là chung cư, chỉ có sẵn dây lửa (L) và không có dây mát (N), nên sẽ cần phải bổ sung thêm dây mát để lắp đặt thiết bị đảm bảo hoạt động ổn định nhất.

Lắp đặt nhà thông minh có khó không

Việc nâng cấp hệ thống điện thông minh cũng yêu cầu sơ đồ, bản vẽ ngôi nhà để các thiết bị hoạt động khi lắp đặt được phát huy hết công năng sử dụng, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ. Ví dụ khi bạn lắp bộ điều khiển hồng ngoại để điều khiển điều hòa, tivi, phải đảm bảo mắt hồng ngoại của bộ điều khiển và mắt hồng ngoại của các thiết bị trong nhà “nhìn thấy nhau”.

Các thiết bị thông minh cần được kết nối với nhau đa giao thức truyền thông Wi-Fi, Zigbee, Bluetooth Mesh, Z-wave, Matter…v.v…. Do đó hiểu rõ về cách ứng dụng của mỗi loại công nghệ để lựa chọn giao thức truyền thông và các sản phẩm phù hợp.. Ví dụ bạn lắp ít thiết bị có thể sử dụng Wi-Fi để điều khiển, nếu bạn lắp nhiều thiết bị thì nên nâng cấp thêm bộ điều khiển trung tâm và sử dụng bluetooth mesh để điều khiển.

Để tận dụng tối đa tiện ích của nhà thông minh, bạn cần lập trình các kịch bản hoạt động tự động cho thiết bị. Lập trình kịch bản chính là “linh hồn” của ngôi nhà thông minh, cho phép các thiết bị hoạt động một cách thông minh và phản ứng linh hoạt với các ngữ cảnh khác nhau.

Ví dụ, bạn có thể cài đặt kịch bản “Về nhà” để khi cửa mở, đèn bật sáng, điều hòa được kích hoạt ở nhiệt độ mong muốn, rèm cửa tự động đóng lại… Do đó cần có sự nghiên cứu để thiết lập các kịch bản theo nhu cầu và nếp sinh hoạt của gia đình.

3. Nên tự lắp đặt hay nhờ đơn vị thi công nhà thông minh?

Hiện nay có rất nhiều thiết bị nhà thông minh được bán sẵn trên thị trường, cho phép người dùng tự mua, tự lắp đặt và cấu hình. Tuy nhiên, việc tự thi công nhà thông minh có thực sự đơn giản và hiệu quả?

3.1. Ưu và nhược điểm của việc tự thi công

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: Bạn không phải trả phí cho đơn vị thi công, có thể chủ động lựa chọn các thiết bị phù hợp và tiết kiệm được một khoản ngân sách.
  • Chủ động về thời gian: Bạn không cần phải phụ thuộc vào lịch trình của đơn vị thi công, có thể tự sắp xếp thời gian lắp đặt phù hợp với công việc và sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể lắp đặt vào buổi tối, cuối tuần hoặc bất cứ khi nào rảnh rỗi.

Nhược điểm

  • Khó khăn kỹ thuật: Thiếu kiến thức chuyên môn, đặc biệt  là đấu nối điện có thể dẫn đến lắp đặt sai, thiết bị hoạt động không ổn định, thậm chí gây hư hỏng. Một số vẫn đề có thể gặp phải khi tự lắp thiết bị thông minh như: đấu nối nhầm dây điện, cài đặt sai thông số cho thiết bị, hoặc không biết cách xử lý khi gặp sự cố kỹ thuật.
  • Rủi ro cao: Tự ý can thiệp vào hệ thống điện có thể gây nguy hiểm, chập cháy đường dây điện, nguy hiểm hơn là những rủi ro về tính mạng con người.
  • Thiếu bảo hành: Thiết bị mua lẻ trôi nổi trên thị trường có thể không được bảo hành đầy đủ như khi mua qua đơn vị thi công. Khi gặp sự cố, bạn phải tự sửa chữa, gây mất thời gian và công sức.

Thuê đội thi công

3.2. Ưu và nhược điểm của việc thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp

Ưu điểm

  • An toàn, hiệu quả: Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm có thể đảm bảo hệ thống an toàn điện, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp và thi công nhanh gọn, hiệu quả chỉ trong ngày
  • Thiết bị chính hãng, bảo hành dài hạn: Đơn vị thi công thường cung cấp thiết bị chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, chế độ bảo hành đầy đủ. Bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng và tuổi thọ của thiết bị.
  • Tư vấn giải pháp tối ưu: Được tư vấn lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Các chuyên gia sẽ khảo sát thực tế ngôi nhà, lắng nghe nhu cầu của người dùng, và đưa ra giải pháp tối ưu nhất về công năng, thẩm mỹ và chi phí.

Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn: Bạn cần phải trả thêm phí thi công và lắp đặt. Tuy nhiên, chi phí này hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích mà bạn nhận được về sự an toàn, hiệu quả và hỗ trợ bảo hành khi có vấn đề trong quá trình sử dụng.

Nhà thông minh Vconnex uy tín

4. Tiêu chí lựa chọn đơn vị lắp đặt nhà thông minh uy tín

Để đảm bảo chất lượng công trình và an tâm sử dụng, bạn nên lựa chọn đơn vị thi công nhà thông minh uy tín dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Kinh nghiệm và năng lực của đơn vị: Cần lựa chọn đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt nhà thông minh, có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, am hiểu sâu về các giải pháp nhà thông minh. Đơn vị uy tín sẽ có hồ sơ năng lực rõ ràng, đã thực hiện nhiều dự án thành công và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng về thẩm mỹ, thời gian và chất lượng bàn giao.
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Bạn nên ưu tiên các đơn vị cung cấp thiết bị chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ, cùng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc khi phát sinh lỗi.
  • Chế độ bảo hành, hậu mãi: Chọn đơn vị có chế độ bảo hành dài hạn, thời gian bảo hành càng lâu càng chứng tỏ đơn vị tự tin vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhà thông minh Vconnex đảm bảo hậu mãi chu đáo, hỗ trợ kỹ thuật 24/7, giúp người dùng xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
  • Báo giá minh bạch, rõ ràng: Một số đơn vị như Nhà thông minh Vconnex có báo giá chi tiết, rõ ràng, minh bạch về các hạng mục thi công và thiết bị. Báo giá sẽ bao gồm chi phí thiết bị, chi phí lắp đặt, chi phí vật tư phụ và các chi phí phát sinh khác (nếu có). Bạn cần tránh lựa chọn những đơn vị có báo giá mập mờ, không rõ ràng.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý và giải đáp thắc mắc về thi công nhà thông minh tại Việt Nam. Bên cạnh những thông tin của chúng tôi, người dùng cần tham khảo thực tế thêm một số công trình hoặc hỏi ý kiến người thân để đưa ra phương án thi công tối ưu, hiệu quả nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 0868366629 của Nhà thông minh Vconnex để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Trở thành đối tác phân phối Vconnex

ĐĂNG KÝ

Nhận chính sách hợp tác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Sản phẩm & Chính sách Vconnex

Vui lòng cho chúng tôi biết thêm về nhu cầu của bạn, Vconnex sẽ liên hệ và tư vấn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn bạn!