Khi có nhu cầu sử dụng nhà thông minh, một trong những điều khiến nhiều người thắc mắc đó là chi phí lắp đặt điện thông minh. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những băn khoăn người dùng, từ khái niệm điện thông minh, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đến bảng giá cụ thể cho từng loại hình nhà ở.
Điện thông minh là gì?
Điện thông minh là hệ thống được tích hợp công nghệ, cho phép điều khiển và quản lý các thiết bị điện trong nhà từ xa thông qua smartphone, hẹn giờ tự động hoặc giọng nói, kịch bản tự động hóa. Ví dụ, bạn có thể bật/tắt đèn, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, đóng/mở rèm cửa trên điện thoại từ xa, hay tự động được thông báo có người mở cửa dù không trực tiếp ở nhà.
So với hệ thống điện truyền thống, điện thông minh mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Người dùng không còn phải lo lắng về việc quên tắt đèn khi ra ngoài hay thức dậy giữa đêm để điều chỉnh nhiệt độ điều hòa. Điện thông minh giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, tiền điện, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt điện thông minh
Chi phí lắp đặt điện thông minh không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng hoặc giảm chi phí lắp đặt nhà thông minh bạn cần cân nhắc để dự trù ngân sách phù hợp:
Diện tích và quy mô công trình
Diện tích và quy mô công trình có tác động trực tiếp đến chi phí lắp đặt điện thông minh. Một ngôi nhà có diện tích hoặc quy mô lớn hơn đồng nghĩa với việc cần nhiều thiết bị hơn, từ đó kéo theo chi phí lắp đặt tăng lên.
- Căn hộ: Đối với một căn hộ chung cư nhỏ, bạn có thể chỉ cần lắp đặt các thiết bị cơ bản như công tắc, ổ cắm, rèm thông minh,..cho một vài phòng, chi phí có thể dao động từ 10-15 triệu đồng.
- Nhà phố: Với nhà phố có diện tích lớn hơn, người dùng có thể muốn lắp hệ thống điện thông minh tại nhiều phòng hơn, kết hợp lắp đặt nhiều gói giải pháp nhà thông minh do đó chi phí có thể tăng lên.
- Biệt thự: Đối với biệt thự, quy mô công trình lớn và yêu cầu về tính thẩm mỹ cao sẽ đòi hỏi hệ thống điện thông minh phức tạp hơn, bao gồm nhiều thiết bị và giải pháp tích hợp đặc biệt cần thêm các bộ điều khiển trung tâm để việc điều khiển không bị gián đoạn bởi đường truyền mạng. Chi phí lắp đặt có thể từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ đầu tư của gia chủ.
Số lượng và loại thiết bị
Số lượng và loại thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt. Càng nhiều thiết bị được lắp đặt, chi phí càng tăng. Ngoài ra, các thiết bị thông minh có thể được phân cấp từ trung cấp, đến cao cấp để hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, do đó chi phí cũng có phần chênh lệch.
Một số đơn vị Nhà thông minh hiện tại có các loại thiết bị hướng tới khách hàng trung cấp, chỉ từ 500.000 VNĐ/ công tắc thông minh, từ 200.000 VNĐ/ổ cắm thông minh; trong khi đó, nhiều đơn vị khác nghiên cứu và sản xuất các thiết bị hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp hơn, từ 2.000.000 VNĐ/công tắc thông minh,…Do đó người dùng cần cân nhắc và lựa chọn đơn vị điện thông minh có giá cả thiết bị phù hợp với ngân sách của gia đình minh.
Hệ thống dây điện hiện tại
Mặc dù lắp đặt điện thông minh không ảnh hưởng hay can thiệp nhiều đến hệ thống điện hiện tại của gia đình, tuy nhiên tình trạng hệ thống dây điện đã có cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí lắp đặt thiết bị điện thông minh. Nếu hệ thống dây điện cũ, xuống cấp, không đạt chuẩn hoặc không đủ tải để đáp ứng các thiết bị thông minh mới, người dùng sẽ cần nâng cấp hoặc thay mới toàn bộ hệ thống, điều này tất nhiên sẽ làm tăng chi phí lắp đặt.
- Hệ thống dây điện đạt chuẩn: Nếu hệ thống dây điện hiện tại của bạn đã được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, việc tích hợp các thiết bị thông minh sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn. Một số thiết bị như Công tắc thông minh cần có dây mát và dây lửa để kết nối lắp đặt, trong trường hợp hạ tầng điện chưa có sẵn dây mát, gia chủ cần đi thêm đường dây này để đảm bảo tiêu chuẩn lắp đặt.
- Hệ thống dây điện cũ: Nếu hệ thống dây điện đã cũ, xuống cấp hoặc không đủ tải, việc nâng cấp hoặc thay mới là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của hệ thống điện thông minh.
Yêu cầu và mong muốn của gia chủ
Mỗi gia đình có những nhu cầu và mong muốn khác nhau về hệ thống điện thông minh. Một số người chỉ cần các chức năng cơ bản như điều khiển đèn và thiết bị từ xa, trong khi những người khác có thể muốn tích hợp thêm các giải pháp thông minh đầy đủ như chiếu sáng thông minh, an ninh thông minh, tiết kiệm điện thông minh.
Tùy theo số lượng thiết bị hay gói giải pháp mà gia chủ yêu cầu, chi phí thi công cũng sẽ tăng hoặc giảm.
Đơn vị thi công
Lựa chọn đơn vị thi công cũng có tác động không nhỏ đến chi phí lắp đặt điện thông minh.
- Uy tín và kinh nghiệm: Các đơn vị thi công uy tín và có kinh nghiệm thường có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tế trong việc lắp đặt hệ thống điện thông minh. Họ cũng thường sử dụng các thiết bị và vật liệu chất lượng cao, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và bền bỉ. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ của các đơn vị này có thể cao hơn so với các đơn vị nhỏ lẻ hoặc mới thành lập.
- Chế độ bảo hành và hậu mãi: Các đơn vị thi công uy tín thường cung cấp chế độ bảo hành dài hạn và dịch vụ hậu mãi chu đáo. Điều này giúp người dùng yên tâm hơn về chất lượng hệ thống và được hỗ trợ kịp thời khi gặp sự cố.
- Chi phí dịch vụ: Chi phí dịch vụ của các đơn vị thi công có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty, kinh nghiệm, uy tín và các dịch vụ đi kèm. Hãy so sánh báo giá từ nhiều đơn vị khác nhau trước khi đưa ra quyết định lắp đặt cuối cùng.
Có thể thấy rằng chi phí lắp đặt điện thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ quy mô công trình, số lượng và loại thiết bị, tình trạng hệ thống dây điện hiện tại, yêu cầu của gia chủ đến lựa chọn đơn vị thi công. Hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp gia chủ dự trù ngân sách phù hợp và lựa chọn giải pháp tối ưu cho ngôi nhà của mình.
Bảng giá chi tiết các gói giải pháp điện thông minh
Dưới đây là gói nhà thông minh mẫu của công ty Vconnex – đơn vị uy tín trong nghiên cứu và phát triển nhà thông minh tại Việt Nam:
Gói nhà chung cư
- Chi phí: Từ 10.000.000 VNĐ
- Chức năng:
-
-
Chiếu sáng thông minh: Điều khiển đèn từ xa, hẹn giờ, tạo kịch bản chiếu sáng.
-
Tự động hóa thông minh: Tự động bật/tắt thiết bị theo ngữ cảnh hoặc lịch trình.
-
An toàn điện thông minh: Bảo vệ quá tải, ngắn mạch, chống giật cho các thiết bị điện.
-
An ninh thông minh: Cảm biến cửa, camera giám sát, báo động chống trộm về điện thoại.
-
Gói nhà mái/nhà tầng
- Chi phí: Từ 20.000.000 VNĐ
- Chức năng: Bao gồm các chức năng của gói chung cư và bổ sung:
-
-
Cổng/cửa cuốn thông minh: Điều khiển từ xa, đóng/mở tự động.
-
Phòng cháy thông minh: Cảm biến khói, báo cháy tự động.
-
Gói biệt thự
- Chi phí: Từ 32.000.000 VNĐ
- Chức năng: Bao gồm các chức năng của gói nhà mái/nhà tầng và bổ sung:
-
-
Khóa cửa thông minh: Mở khóa 5 cách linh hoạt, cảnh báo cạy khóa, mật khẩu mở khóa 1 lần,..
-
Rèm thông minh: Điều khiển từ xa, đóng/mở tự động theo lịch hẹn giờ, hoặc bằng giọng nói.
-
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm ngay một đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt điện thông minh chất lượng, có thể cân nhắc Nhà thông minh Vconnex, chuyên sản xuất các thiết bị điện thông minh “Made in Vietnam” với nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng, có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt và phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt. Vconnex nhiều năm qua đã thực hiện nhiều công trình lớn, hoàn thiện quy trình chuyên nghiệp giúp đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
Nhiều người dùng cho rằng, lắp đặt điện thông minh là đầu tư một lần nhưng tiện ích cả đời. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao hơn so với hệ thống điện truyền thống, nhưng những lợi ích lâu dài mà nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Hãy cân nhắc nhu cầu, ngân sách và tìm kiếm đơn vị thi công uy tín để biến ngôi nhà của bạn thành không gian sống thông minh trọn vẹn.