Bên cạnh nước và không khí, thì ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần tạo nên cuộc sống, môi trường sinh hoạt chất lượng cho gia đình. Đó cũng là lý do cho thấy ngày càng nhiều gia đình quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng ánh sáng cho căn nhà của mình, khi có kế hoạch xây mới hoặc sửa sang nhà cửa. Và để tăng thêm tiện ích khi sử dụng, nhiều gia đình cũng đang muốn tìm hiểu thêm về các hệ thống đèn vừa có tính năng thông minh, vừa đạt cả các tiêu chuẩn về chất lượng ánh sáng. Vậy đâu là những tiêu chí để lựa chọn hệ thống đèn thông minh phù hợp? Hãy cùng tham khảo thêm tại bài viết này của Vconnex nhé.
1. Đèn thông minh là gì? Nguyên lý hoạt động như thế nào?
Đèn thông minh là các thiết bị đèn được tích hợp thêm khả năng kết nối với các thiết bị như điện thoại hoặc máy tính bảng, thông qua một số loại kết nối trong hệ thống nhà thông minh (Wi-Fi, Bluetooth Mesh, Matter…). Về cơ bản đèn thông minh vẫn có thể thao tác bật tắt giống như đèn thông thường, nhưng chúng ta có thể thêm nhiều cách điều khiển khác như: bật/tắt đèn qua điện thoại di động, hẹn giờ tự động theo lịch hẹn, ra lệnh bằng giọng nói, tăng giảm độ sáng/màu sắc của đèn (với các đèn có hỗ trợ thêm) theo ý muốn, điều khiển tự động theo các kịch bản automation cùng hệ thống nhà thông minh đang sử dụng.
2. Các tính năng của đèn thông minh
Điều khiển từ xa
Đây là tính năng có thể thấy rõ ràng và thường dùng nhất khi sử dụng đèn thông minh. Hãy tưởng tượng trời tối bạn đang ở trong nhà và muốn bật đèn ngoài cổng, ngồi ở tầng 1 muốn tắt đèn tầng 5 mà trước đó quên chưa tắt, hay đi làm mà quên chưa tắt đèn ở nhà. Khi đó bạn chỉ việc mở điện thoại ra và điều khiển đèn theo ý muốn, hoặc để rảnh tay hơn nữa bạn có thể ra lệnh giọng nói với loa thông minh để bật/tắt đèn như hay thấy trong phim vậy. Tất cả việc bạn cần làm chỉ là ngồi thư giãn một chỗ và ra lệnh để công nghệ làm giúp bạn.
Hẹn giờ bật tắt
Những sinh hoạt hằng ngày của gia đình luôn có những việc lặp đi lặp lại hằng ngày, dù không quá gây khó chịu nhưng những việc nhỏ lặp lại khiến bạn khá mất thời gian và nhàm chán. Ví dụ như cứ 18h tối là bạn cần bật đèn cổng, và muốn tắt nó vào 22h tối trước khi đi ngủ. Việc bật tắt sẽ lặp lại hằng ngày, và có thể nhiều khi bạn sẽ quên hoặc vì lý do bận rộn nào đó mà bạn không thể làm được. Khi đó bạn có thể hẹn giờ bật/tắt tự động theo các khung giờ mong muốn, việc còn lại đã có hệ thống đèn thông minh lo giúp bạn với độ chính xác cao nhất. Ngoài ra, ứng dụng lịch hẹn giờ trong việc tăng cường an ninh cho gia đình cũng là ý tưởng hay, ví dụ gia đình bạn đi du lịch nhưng đèn vẫn tự động bật tắt theo giờ, khi đó những tên trộm nghĩ rằng có người ở nhà và có thể sẽ bỏ đi ý định xấu.
Tăng giảm mức độ sáng và màu sắc của đèn
Tùy vào nhu cầu sinh hoạt ở mỗi khung giờ trong ngày mà bạn sẽ cần độ sáng và màu sắc đèn phù hợp. Ví dụ khi bạn cần sự tập trung làm việc thì ánh sáng trắng sẽ phù hợp, khi bạn cần thư giãn nhẹ nhàng thì ánh sáng vàng với cường độ dịu nhẹ sẽ làm không gian thật tuyệt vời, hay khi bạn đi ngủ nhưng vẫn muốn có chút ánh sáng hắt dịu nhẹ để an tâm hơn. Bạn sẽ không cần sử dụng nhiều thiết bị đèn cho mỗi nhu cầu nữa, vì đèn thông minh có thể giúp bạn tùy chỉnh và kích hoạt tự động theo từng nhu cầu của bạn.
Tạo kịch bản tự động thông minh
Ngoài việc điều khiển thủ công hoặc hẹn giờ chạy theo lịch có sẵn, bạn cũng thể cài cài đặt các kịch bản thông minh nhờ kết nối đèn thông minh với các thiết bị nhà thông minh khác: Công tắc thông minh, Cảm biến thông minh, Camera thông minh…v.v…
Ví dụ:
- Sau 22h tối camera phát hiện có người di chuyển ở sân vườn sau nhà thì đèn sẽ tự động sáng cảnh báo, hạn chế các rủi ro về an ninh trộm cắp
- Đèn phòng tắm tự động bật khi có người đi vào, và tự động tắt khi phát hiện không còn người. Nhờ tạo kịch bản thông minh cho đèn và cảm biến chuyển động/cảm biến hiện diện có chức năng hỗ trợ phát hiện chuyển động của người
3. Tiêu chí cần lưu ý khi chọn đèn thông minh để tốt cho sức khỏe
Khi tìm hiểu mới thấy thị trường thiết bị chiếu sáng vô cùng sôi động và quá nhiều lựa chọn. Đối với đèn thông minh cũng không ngoại lệ, có không dưới chục hãng đèn thông minh cả trong nước và nước ngoài. Khoảng cách về giá của các hãng này cũng khá lớn, khiến tôi khá rối trí. Sau quá trình tìm hiểu, tôi rút ra các chỉ số kỹ thuật quan trọng để chọn đèn thông minh tốt cho sức khỏe bao gồm: Nhiệt độ màu; Độ rọi; Chỉ số hoàn màu CRI; Độ chói và phân bổ ánh sáng; Độ nhấp nháy.
Cụ thể bạn có thể xem bảng tổng kết của tôi ở đây để hiểu thêm về các chỉ số này khi chọn các loại bóng đèn thông minh với mục tiêu tốt cho sức khỏe nhé.
Khi đã có hiểu biết cơ bản về các chỉ số này, tôi đã không còn quá chú trọng vào lựa chọn đèn thông minh theo giá tiền, mà tập trung vào công năng tôi mong muốn. Các loại bóng đèn thông minh tôi lựa chọn đều căn cứ theo các chỉ số trên và phù hợp với từng phòng. Ví dụ:
Phòng bếp và phòng ăn:
– Nhiệt độ màu: Chọn đèn có ánh sáng trung tính (3500K – 4000K) hoặc ánh sáng trắng ấm (3000K) giúp tạo cảm giác ngon miệng và ấm cúng.
– Độ rọi: Khu vực nấu nướng cần độ rọi cao hơn, khoảng 500 – 750 lx, để đảm bảo đủ ánh sáng.
– Chỉ số hoàn màu:CRI > 80 để đảm bảo màu sắc thực phẩm được tái tạo chính xác.
4. Các thương hiệu đèn thông minh phổ biến
Một số thương hiệu đèn thông minh phố biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Philips Hue: Là thương hiệu chuyên về đèn với đa dạng mẫu mã và nhu cầu từ chiếu sáng nhà ở đến giải trí, có thể tích hợp với nhiều nền tảng khác nhau, được đánh giá cao về chất lượng ánh sáng của đèn.
- Xiaomi Yeelight: Là thương hiệu con của Xiaomi, được thừa hưởng khả năng kết nối hệ sinh thái đa dạng với mức giá hợp lý. Chất lượng sản phẩm trong mức ổn với nhu cầu và mức ngân sách không quá cao như Philips Hue.
- Nanoleaf: Với điểm mạnh về thiết kế đẹp mắt, ngoài chất lượng về sáng ánh thì các thiết bị của Nanoleaf rất phù hợp để làm đồ decor tăng sự thú vị cho ngôi nhà.
- Wiz: Hay còn gọi là Wiz Connected thương hiệu đèn thông minh kết nối Wi-Fi thuộc sở hữu của Signify, công ty sản xuất đèn thông minh Philips Hue. Có thể coi Wiz là các sản phẩm trong phâm khúc thấp hơn so với các sản phẩm được gắn với thương hiệu Philips Hue.
- Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu đèn khác như: Aqara, TP-Link, LIFX…
5. Tôi thực sự muốn gì từ hệ thống đèn thông minh?
Để chọn được cho mình được hệ thống đèn thông minh phù hợp, trước tiên bạn cần xác định được cụ thể nhu cầu của gia đình mình, thói quen sử dụng hằng ngày và mức ngân sách có thể đầu tư.
Tôi đã dành ra hơn chục ngày để tìm hiểu trên internet và bạn bè, chuyên gia của cả ngành chiếu sáng lẫn ngành smarthome, với mong muốn chọn được những loại đèn phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Còn với riêng việc lắp đặt thì chỉ mất 1 ngày là xong. Nhiều người thắc mắc về việc tại sao tôi phải dành nhiều thời gian tìm hiểu như thế, nhưng bản thân tôi rất yêu thích công nghệ, càng tìm hiểu càng mở ra nhiều giải pháp thú vị nên khá mất thời gian trước khi đưa ra quyết định.
Trước khi bắt tay vào tìm hiểu mua sắm bất cứ gì, tôi thường tự đặt câu hỏi về mục tiêu và xác định chính xác nhu cầu cốt lõi mà mình mong muốn để tránh lãng phí vào những thứ không cần thiết. Đối với việc tìm hiểu đèn thông minh, tôi đặt ra hai mục tiêu
- Thiết lập môi trường ánh sáng tích cực tốt cho thị giác, thể chất và tinh thần của mình và người thân.
- Chiếu sáng hiệu quả nhưng tiết kiệm, tránh lãng phí.
Bên cạnh đó, công năng trang trí của đèn thông minh cũng là điều rất thu hút tôi nhưng không thực sự ưu tiên. Tôi nghĩ các gia đình có nội thất cầu kỳ hoặc văn hóa nghệ thuật cao thì chắc chắn sẽ ưu tiên tiêu chí về thiết kế ánh sáng cho trang trí.