Nền tảng nhà thông minh (smart home platform) là gì?
Khái niệm nền tảng nhà thông minh (smart home platform) cần được hiểu đúng và đủ ở hai khía cạnh.
- Về mặt công nghệ, nền tảng nhà thông minh là nền tảng phái sinh của nền tảng IoT (Internet kết nối vạn vật). Theo đó, nền tảng nhà thông minh (smart home platform) cần đáp ứng các tiêu chí như khả năng mở rộng liên tục; tính bảo mật; tốc độ và ổn định kết nối; tính kế thừa phát triển;… thông qua việc ứng dụng các công nghệ IoT như công nghệ truyền dẫn (3G, 4G, wifi, zigbee, bluetooth mesh…); cloud computing; edge computing; fog computing; middleware; message broker, over the air,… hoặc cao hơn nữa là blockchain; big data; AI.
- Về mặt kinh tế, nền tảng nhà thông minh được đánh giá trên các tiêu chí như khả năng kết nối với các nền tảng hoặc đơn vị công nghệ khác nhằm tăng trải nghiệm tiện ích cho khách hàng; khả năng cung cấp dịch vụ nền tảng nhà thông minh cho các đơn vị khác; hệ sinh thái sản phẩm với tính năng thiết thực cho người dùng; hệ thống kênh phân phối đa nền tảng; khả năng xuất khẩu đa quốc gia,…
Nền tảng nhà thông minh Vconnex ra mắt tháng 7 năm 2021 với chiến lược công nghệ và chiến lược phát triển kinh doanh bài bản, tầm nhìn trở thành nền tảng nhà thông minh số 1 Việt Nam và vươn tầm quốc tế.
Thế mạnh công nghệ của nền tảng nhà thông minh Vconnex
Nền tảng nhà thông minh Vconnex được phát triển dựa trên nền tảng lõi Vconnex IoT Platform, xây dựng theo tiêu chuẩn toàn cầu oneM2M được công nhận bởi 8 tổ chức công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Đến nay, oneM2M đã có hơn 200 thành viên và đối tác là các nhà mạng, công ty công nghệ và học viện công nghệ lớn trên thế giới.
Vconnex IoT Platform đã đạt giải Hạ tầng số xuất sắc nhất năm 2021 Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam VINASA
Khả năng mở rộng và năng lực cung cấp dịch vụ cho lượng người dùng lớn
Triển khai hạ tầng theo kiến trúc Microservices (chia nhỏ các thành phần để phát triển và triển khai hạ tầng). Sử dụng thuật toán để đảm bảo số lượng thành phần có thể mở rộng tự động theo chiều ngang mà không làm gián đoạn dịch vụ, không bị giới hạn bởi cấu hình server đồng thời đảm bảo mỗi thành phần không bị quá tải khi xử lý dữ liệu. Từ đó đảm bảo năng lực cung cấp dịch vụ dành cho số lượng lớn người dùng theo thời gian thực.
Tính bảo mật và quyền riêng tư, an toàn dữ liệu
Nền tảng nhà thông minh Vconnex sử dụng công nghệ bảo mật TLS, SSL cho các giao thức HTTP và MQTT, xác thực sử dụng dữ liệu bằng token mã hóa và phân quyền dữ liệu cho thiết bị và người dùng. Dữ liệu của khách hàng chỉ có khách hàng có quyền sử dụng. Nền tảng không sử dụng dữ liệu của khách hàng để cung cấp cho bên thứ ba. Nền tảng thường xuyên trải qua quá trình xác minh độc lập về các biện pháp kiểm soát bảo mật, quyền riêng tư. Dữ liệu của khách hàng được sao lưu, lưu trữ định kỳ và phân tán đảm bảo tính an toàn dữ liệu.
Sự ổn định và độ tin cậy
Với việc tự chủ hoàn toàn trong quá trình phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế phần cứng, phát triển phần mềm nhúng trên thiết bị, sản xuất thiết bị, phát triển và triển khai nền tảng cũng như ứng dụng chạy đa nền tảng theo tiêu chuẩn nhất định đã tạo nên một sự đồng nhất cho các sản phẩm smarthome của Vconnex.
Kiến trúc triển khai đa node với cơ chế HA (High availability) giúp hệ thống hoạt động liên tục không bị gián đoạn, không mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Nền tảng nhà thông minh Vconnex đáp ứng được khả năng điều khiển theo thời gian thực với độ trễ thấp. Hệ thống cảnh báo nhanh chóng kịp thời. Xử lý dữ liệu báo cáo chính xác và có ý nghĩa (xử lý tại biên, loại bỏ dữ liệu thừa trước khi lưu trữ).
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại
Kế thừa từ nền tảng Vconnex IoT Platform, nền tảng nhà thông minh Vhomenex ứng dụng các công nghệ như:
- Cloud computing (điện toán đám mây): đây là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, theo yêu cầu.
- Edge computing (điện toán biên): các thiết bị nhà thông minh của Vconnex đều có khả năng xử lý dữ liệu tại biên, loại bỏ các dữ liệu thừa, chỉ gửi các dữ liệu có ý nghĩa về cloud, ngoài ra cũng xử lý các tác vụ không phức tạp tại biên ví dụ như lập lịch, tính toán quy đổi số điện, xử lý dữ liệu khi mất kết nối,…
- Fog computing (điện toán sương mù): tạo ra các kết nối mạng có độ trễ thấp giữa các thiết bị và điểm cuối phân tích (cloud), điện toán sương mù được ứng dụng trong IoT Gateway của Vconnex, các gateway thu thập dữ liệu từ các thiết bị IoT và tính toán xử lý dữ liệu mà không cần gửi về Cloud.
- Middleware (phần mềm trung gian): là một phần mềm trung gian giữa hai phần mềm/ dịch vụ/ ứng dụng để chúng có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.
- Message broker (integration broker hoặc interface engine): là một module trung gian trung chuyển bản tin từ người gửi đến người nhận. Nó là một mô hình kiến trúc để kiểm tra, trung chuyển và điều hướng bản tin; làm trung gian giữa các ứng dụng với nhau, tối giản hoá giao tiếp giữa các ứng dụng và để tăng hiệu quả tối đa cho việc module hoá các tiến trình xử lý thành các khối nhỏ khác nhau.
- Over the air (viết tắt OTA): là cách cài đặt trực tiếp ứng dụng, phần mềm thông qua kết nối với cloud trên mạng internet. Các thiết bị của Vconnex sẽ được cập nhật phiên bản nâng cấp từ xa khi có tính năng mới hoặc sửa lỗi từ nhà sản xuất.
- Big Data (dữ liệu lớn): là một lượng lớn dữ liệu phức tạp, nó có thể là dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc hoặc phi cấu trúc. Dữ liệu lớn không phải là dữ liệu có kích thước lớn. Điểm khác biệt giữa duy nhất giữa dữ liệu lớn và và dữ liệu có kích thước lớn và có sự đa dạng đó là công nghệ sử dụng để giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu. Hệ thống Big Data của Vconnex có thể lưu trữ và xử lý dữ liệu từ hàng tỉ thiết bị IoT trong hệ sinh thái smarthome.
- AI – Artificial intelligence (trí tuệ nhân tạo): được ứng dụng trong việc xử lý hình ảnh (nhận diện khuôn mặt, nhận diện chuyển động,…), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (điều khiển giọng nói), dự báo tương lai (phân tích hành vi sử dụng điện để đưa ra dự báo tiền điện, phân tích các thông số thiết bị để đưa ra lịch bảo dưỡng, thay thế,…).
Vconnex làm chủ toàn bộ cấu trúc nền tảng và các công nghệ kỹ thuật hiện đại
Thế mạnh thương mại của nền tảng nhà thông minh Vconnex
Tích hợp linh hoạt với các nền tảng công nghệ khác, nâng cao trải nghiệm người dùng
Từ việc sở hữu nền tảng IoT hoàn thiện và làm chủ công nghệ, nền tảng nhà thông minh Vconnex dễ dàng tích hợp với các nền tảng công nghệ khác nhằm mang lại trải nghiệm tiện nghi hơn cho khách hàng.
Với lĩnh vực camera, người dùng có thể tích hợp camera các hãng như Ezvit, Dahua, Imou,… Để điều khiển thiết bị nhà thông minh Vconnex bằng giọng nói, người dùng có thể tích hợp với Amazon Alexa, Olli Maika, Home Assistant, Google Assistant,… Ngoài ra, Vconnex còn tích hợp với Rada (Việt Nam) giúp người dùng có thể gọi thợ sửa chữa các vấn đề trong gia đình ngay trên ứng dụng Vhomenex.
Nền tảng nhà thông minh Vconnex – Vhomenex Smarthome Platform là nền tảng mở, có khả năng kết nối mọi vật trên mọi hạ tầng công nghệ
Khả năng cung cấp dịch vụ nền tảng nhà thông minh cho doanh nghiệp
Bằng việc làm chủ kiến trúc hạ tầng IoT, nền tảng nhà thông minh Vconnex cũng đã cung cấp dịch vụ nền tảng cho một số đơn vị như Sơn Hà, PMC,… và một số đối tác lớn khác. Đây cũng là một thế mạnh khác biệt hoàn toàn của Vconnex so với các đơn vị nhà thông minh khác khi làm chủ được nền tảng.
Vconnex quan niệm rằng, đã là nền tảng thì phải có thật nhiều ứng dụng đa dạng và sẵn sàng mở để cho các bên có thể tham gia cùng phát triển, càng nhiều thiết bị nhà thông minh được bán ra, càng nhiều lưu lượng băng thông và đường truyền được tiêu thụ, càng nhiều dữ liệu được thu thập và phát triển,… do vậy hạ tầng dành cho nhà phát triển ứng dụng là hạ tầng không thể thiếu.
Có nhiều thách thức đối với 1 nhà phát triển ứng dụng khi tham gia phát triển như: nhiều thiết bị khác nhau từ các nhà thiết kế khác nhau hoặc nhiều công nghệ truyền số liệu khác nhau: tầm gần, tầm xa, có dây, không dây,… dẫn tới không biết phải chọn giao thức nào, giao diện nào, công nghệ nào tốt, giá thành ra sao,… Chính vì thế, Vconnex đã xây dựng nền tảng mở, đảm bảo SLA cho từng ứng dụng IoT, nhà phát triển ứng dụng chỉ cần tập trung vào việc phát triển ứng dụng trong các ngành dọc.
Hệ sinh thái sản phẩm hướng đến sự thiết thực
Ra mắt thương hiệu vào tháng 7 năm 2021, Vconnex đã khẳng định được năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm bài bản và có định hướng rõ nét và thiết thực cho người dùng. Điển hình có thể kể đến:
- Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh (công tơ thông minh) có thể cài ngưỡng cảnh báo tiêu thụ, chỉ số an toàn điện và theo dõi theo thời gian thực (real time). Thiết bị này cũng đã đạt được Giải thưởng Make in Vietnam 2021 – Giải thưởng công nghệ danh giá do Chính phủ Việt Nam trao tặng.
- Công tắc thông minh chống giật cho bình nước nóng vừa điều khiển thông minh, vừa có chức năng đóng ngắt và cảnh báo ngay khi rò điện. Hiện nay tại Việt Nam chưa có thiết bị có tính năng tương tự (kể cả thiết bị từ Trung Quốc).
- Bộ điều khiển hồng ngoại tích hợp cảm biến môi trường đóng vai trò quan trọng trong giải pháp cho chất lượng môi trường sống trong gia đình.
Và các sản phẩm thông minh khác như công tắc thông minh, khóa thông minh, động cơ rèm thông minh,…
- Ứng dụng quản lý Vhomenex được coi là một sản phẩm riêng biệt của Vconnex được phát triển theo triết lý digital twins (mọi vật đều có bản sao số). Theo đó, không chỉ là một ứng dụng quản lý vận hành các thiết bị nhà thông minh mà còn tích hợp một số tiện ích phù hợp văn hóa người Việt như: Gọi thợ xung quanh; Lịch Chiêm Cát Hung; Thư viện khấn Nôm…
Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex đạt giải Make in Vietnam 2021 – Giải thưởng công nghệ danh giá của Chính phủ Việt Nam.
Đặc biệt, tất cả thiết bị nhà thông minh Vconnex đều được bảo hành điện tử 24 tháng 1 đổi 1.
Chiến lược hệ thống phân phối đa kênh
Ra mắt thương hiệu Thiết bị nhà thông minh Vconnex vào tháng 7 năm 2021, tính đến nay, Vconnex đã có 30 đại lý phân phối đều trên cả nước và hơn 600 cộng tác viên bán hàng là đội ngũ kỹ thuật truyền thống.
Đặc biệt, thiết bị nhà thông minh Vconnex đã có mặt trên hầu hết các trang thương mại điện tử lớn dưới hình thức gian hàng Mall như Shopee, Lazada, Tiki, có thể tiếp cận tới hàng chục triệu người tiêu dùng trên nền tảng số.
Với chiến lược sản phẩm bám sát chiến lược kinh doanh, thiết bị nhà thông minh Vconnex hoàn toàn sẵn sàng với hình thức mua-bán online. Thực tế đã chỉ ra, bất chấp dịch Covid diễn biến phức tạp nửa cuối năm 2021, Vconnex và hệ thống đại lý vẫn triển khai bán hàng hiệu quả qua các kênh thương mại điện tử.
Vconnex đã xây dựng chương trình đào tạo liên tục để trang bị cho hệ thống đại lý những kỹ năng cần thiết để triển khai phân phối đa kênh như: Kỹ năng xây dựng kênh phân phối; Bán hàng qua TMĐT; Quảng cáo Facebook/Google; Content Marketing cho người bán hàng…được đánh giá cao về tính thực tế và hữu ích.
Thương hiệu nhà thông minh duy nhất Việt Nam mở rộng hệ thống kênh phân phối trên cả nền tảng TMĐT, tiếp cận hàng chục triệu người dùng Việt.
Khả năng xuất khẩu vươn tầm quốc tế
Với khát vọng mang công nghệ phục vụ người Việt, vươn xa thị trường quốc tế, khắng định vị thế công nghệ Make in Vietnam, Vconnex quan niệm rằng: Chiến lược công nghệ, chiến lược phát triển sản phẩm cần bám sát chiến lược Kinh doanh.
Thiết bị nhà thông minh Vconnex được phát triển theo định hướng: Đơn giản (với người dùng, người lắp đặt, người bán) và Thiết thực. Chính vì thế, dù hình thức kinh doanh online hay offline, thiết bị hay giải pháp đều phù hợp. Thiết bị Vconnex đã đạt các chứng nhận:
- Chứng nhận tiêu chuẩn Châu Âu CE hạng EC Type uy tín nhất.
- Chứng nhận an toàn điện RoHS cho người sử dụng và môi trường.
- Chứng nhận hợp quy ICT của Bộ thông tin truyền thông.
- Chứng nhận đo lường VMI của Viện đo lường Việt Nam.
Là những chứng nhận được coi như “hộ chiếu thông hành” bước ra thị trường quốc tế. Trong thời gian tới, thiết bị nhà thông minh Vconnex có thể dễ dàng tiếp cận với người dùng quốc tế thông qua hệ thống phân phối đa kênh như thị trường nội địa cũng như nền tảng nhà thông minh Vconnex sẵn sàng tích hợp và cung cấp dịch vụ cho các nhà phát triển.